Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0989825495 0985656632

Cách bảo quản bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học

23/10/2022 - 11:09

Bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học là một trong các thiết bị phải có trong các phòng thí nghiệm, từ phòng thí nghiệm cho học sinh hay phòng thí nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển chuyên sâu. Vì thế, chúng ta càng quan tâm hơn đến việc bảo quản chúng. Hãy cùng HKM TECH tìm hiểu những thông tin về cách bảo quản bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học nhé!

Tìm hiểu về bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học

bo-dung-cu-thi-nghiem-hoa-hoc-hkmtech

Bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học rất cần thiết cho mỗi phòng hóa học, chúng hỗ trợ rất lớn cho người dùng trong quá trình nghiên cứu. Một số thiết bị được dùng để trích mẫu của các hóa chất để tránh lãng phí trong quá trình nghiên cứu. Một số thiết bị khác được sản xuất ra để giúp làm sạch các thiết bị hóa học như máy móc, thiết bị công nghệ.

Dụng cụ thí nghiệm hóa học được chia làm 3 loại chính để giúp chúng ta dễ hình dung hơn, chúng bao gồm: 

Các loại dụng cụ trong bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học 

Dụng cụ thủy tinh

Dụng cụ nhựa

Dụng cụ inox

bo-dung-cu-thi-nghiem-hoa-hoc-hkmtech

Dụng cụ thủy tinh

Sở dĩ các dụng cụ của bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học được chia thành 3 loại dựa trên chất liệu là do mỗi một chất liệu sẽ có một đặc tính riêng biệt và chúng sẽ đảm nhận những vị trí khác nhau trong quá trình thực hành nghiên cứu của những nhà nghiên cứu. Những sản phẩm nằm trong loại dụng cụ thủy tinh này bao gồm ống nghiệm, ống đong, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh,..đa số các sản phẩm này được dùng để chứa các hóa chất hoặc có tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

Dụng cụ nhựa

Đây là các sản phẩm được sản xuất từ nhựa, bao gồm một số dụng cụ xúc hóa chất bằng nhựa hay ca nhựa, bình tia nhựa,...

Dụng cụ inox

Đây là những sản phẩm được làm từ inox nên có khả năng chịu lực cao, được ứng dụng trong các sản phẩm như kẹp gắp ống nghiệm, dụng cụ treo ống nghiệm, kẹp dùng để gắp mẫu trong lò nung,...

Trong tất cả các loại chính của bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học, dụng cụ thủy tinh là những dụng cụ được dùng nhiều nhất vì chúng nổi bật với tính năng bền bỉ và ổn định, rất phù hợp để sử dụng lâu dài

>> Tham khảo: Cách chọn kính hiển vi cho học sinh phù hợp nhất

Đặc điểm của bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học

bo-dung-cu-thi-nghiem-hoa-hoc-hkmtech

Bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu. Một trong những đặc điểm của bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học giúp nó mang lại những giá trị cho chúng ta gồm:

  • Phân tích chính xác được hàm lượng chất và thực hiện định lượng, định tính các thành phần đang tồn tại trong dung dịch cần kiểm tra

  • Đảm bảo được độ an toàn cho người dùng thông qua khả năng chống chịu tốt, tuổi thọ cao và có độ bền lâu dài.

  • Có khả năng chịu được hầu hết các hóa chất và các dung dịch ăn mòn mạnh ở các nhiệt độ cao, đảm bảo có thể hỗ trợ được cho các hoạt động nghiên cứu hiệu quả.

Cách sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học 

bo-dung-cu-thi-nghiem-hoa-hoc-hkmtech

Để đạt được hiệu quả sử dụng cao, bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học cần được sử dụng đúng cách. Để làm được điều đó, bạn cần nghiêm túc thực hiện các cách sử dụng như sau:

Xử lý dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Đối với một số dụng cụ thủy tinh chưa được sử dụng qua, bạn cần vệ sinh chúng bằng cách ngâm chúng với nước hoặc dung dịch axit sunfuric loãng trong thời gian khoảng 24h để chúng có thể phai đi các chất hóa học đang bám trên bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng thủy tinh. Sau đó bạn nên rửa lại bằng xà phòng và nước nhiều lần cho đến khi bạn đạt được mức độ pH trung tính khi tiến hành kiểm tra

Đối với các dụng cụ đã qua sử dụng, sau khi dùng bạn cần khử trùng bằng hơi nước với áp suất cao trong nồi hấp vô trùng với mục đích loại bỏ các bào tử hoặc virus gây bệnh.

Rửa dụng cụ phòng thí nghiệm

Để loại bỏ các cặn bẩn, bạn nên tráng dụng cụ bằng nước khi các bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học này đã được xử lý xong

Kế tiếp, bạn nên sử dụng giấy nhám để thấm xà phòng hoặc cồn với mục đích lau đi những vết tích mà bạn đã viết lên các dụng cụ này bằng bút dạ.

Tiếp theo, bạn sẽ sử dụng chổi rửa chuyên dùng để tẩy rửa thấm xà phòng để cọ kỹ phần lòng của các dụng cụ thủy tinh thí nghiệm và dùng khăn mềm lau sạch phía bên ngoài.

Khử trùng bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học

Để khử trùng bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học, người ta thường sử dụng tủ sấy hoặc nồi hấp tiệt trùng. Đối với tủ sấy, bạn cần xếp các dụng cụ vào tủ sấy, duy trì nhiệt độ từ 160 đến 180 độ C trong khoảng 1 giờ và lấy ra theo đúng quy định khi sử dụng các bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học. Còn đối với nồi hấp tiệt trùng, phương pháp này nhanh hơn so với máy sấy, bạn chỉ cần để các dụng cụ vào khoảng 30 phút ở mức nhiệt độ từ 120 đến 125 độ C và tiến hành cất giữ chúng theo đúng quy định.

Các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

bo-dung-cu-thi-nghiem-hoa-hoc-hkmtech

Cần tuân thủ một số quy tắc sau đây để có thể đảm bảo được an toàn cho bản thân cũng như mang lại hiệu quả cao khi sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học. Một số các quy tắc đó như sau:

  • Giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp, sạch sẽ

  • Luôn sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa chất thí nghiệm

  • Bảo quản các dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh tình trạng nứt vỡ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh

  • Tuyệt đối không dùng gas trong phòng thí nghiệm để tránh gây cháy nổ. Những thiết bị dùng để đun trong phòng thí nghiệm thường là đèn cồn hoặc một số dụng cụ được vận hành bằng điện.

  • Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh

  • Dùng các bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học chất lượng để đảm bảo được tính an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Hy vọng với những kiến thức mà HKM TECH mang đến có thể giúp bạn có những hiểu biết nhất định về bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học. Hãy ủng hộ các bài viết tiếp theo của HKM TECH nhé!

Cảm ơn bạn đã đánh giá
5 Sao 1 Đánh giá