Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0989825495 0985656632

Khám phá các cơ quan sinh dục ở nam và nữ

30/09/2022 - 08:13

Để phân biệt sự khác biệt giữa nam và nữ, tạo hóa đã tạo ra cho chúng ta một bộ phận để phân biệt, đó là các cơ quan sinh dục. Để hiểu thêm về cấu tạo, chức năng của cơ quan này, hãy cùng HKM TECH tìm hiểu nhé!

Cấu tạo, vị trí và chức năng ở các cơ quan sinh dục

Cơ quan sinh dục nam

Cơ quan sinh dục nam

Các cơ quan thuộc cơ quan sinh dục nam

Tinh hoàn: là một bộ phận trong các cơ quan sinh dục, tinh hoàn đảm nhận chức năng tạo ra tinh trùng và các hormon sinh dục nam vào máu.

Ống dẫn tinh: dùng để dẫn tinh trùng và nước tiểu đến dương vật

Túi tinh: là nơi dự trữ tinh trùng, tiết ra một ít chất dịch trước khi phóng tinh.

Thừng tinh: đây là một ống trong cơ thể bạn đi từ bìu qua bẹn để vào trong bụng.

Tuyến tiền liệt: theo nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 60% thể tích tinh dịch đều do dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt góp vào. Ngoài ra nó còn góp phần vào sự vận động và sức sống của tinh trùng.

Tuyến niệu đạo: đây là tuyến có chức năng trung hòa dịch axit của nước tiểu trong niệu đạo, từ việc này có thể bảo vệ được tinh trùng. Ngoài ra, tuyến niệu đạo cũng tiết ra niêm dịch có tác dụng bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.

Dương vật: là phần có thể nhìn thấy được trong các cơ quan sinh dục nam, dương vật là cơ quan sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu và cũng dùng để giải phóng tinh dịch ra ngoài.

 

Cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ

Các cơ quan sinh dục nữ được chia làm 2 phần là cơ quan sinh dục nữ bên ngoài ra bên trong.

Cơ quan sinh dục nữ bên ngoài

Đây là các cơ quan mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay được, chúng bao gồm:

- Mu: đây là cơ quan được “tạo hóa” ban tặng với tác dụng bảo vệ âm đạo khỏi các ma sát trong các cuộc “yêu”

- Âm hộ: là bộ phận nằm giữa hậu môn và xương mu và được bao phủ bên ngoài bằng một lớp lông mu.

- Âm vật: nhân gian hay gọi âm vật là “hạt đậu” vì kích thước của nó khá bé.  m vật là nơi tích tụ nhiều dây thần kinh nhất trong các cơ quan sinh dục của phái nữ nên nó được đánh giá là bộ phận sinh dục ngoài nhạy cảm nhất.

- Môi lớn và môi nhỏ: môi lớn có chức năng bảo vệ các cơ quan sinh dục khỏi sự tấn công của các loại nấm, vi khuẩn và các ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra, môi lớn còn là bộ phận kết nối âm đạo và hậu môn. Môi nhỏ là bộ phận bao quanh ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và lỗ mờ âm đạo. Nhiệm vụ của môi nhỏ là bảo vệ niệu đạo và âm hộ khỏi những sự viêm nhiễm và kích ứng từ môi trường bên ngoài.

- Màng trinh: là lớp màng mỏng nằm ở cửa âm đạo. Màng trinh được cấu tạo từ một hoặc nhiều lỗ nhỏ nhằm để kinh nguyệt chảy ra ngoài. Màng trinh rất mỏng nên rất dễ rách khi gặp phải các tác động và nó chính là thước đo để đánh giá trinh tiết của phụ nữ trong truyền thống.

>> Xem thêm: Chú thích mô hình giải phẫu 3 trong thực hành

Các cơ quan sinh dục nữ bên trong

Các cơ quan sinh dục nữ bên trong

- Âm đạo: đây là bộ phận sinh dục trong có tiếp xúc trực tiếp với dương vật mỗi khi quan hệ. Đây cũng là bộ phận nối liền cơ quan sinh dục nữ với tử cung và cũng là nơi máu kinh nguyệt chảy ra ngoài.

- Cổ tử cung: giúp bạn ngăn chặn các vi khuẩn hay các loại nấm xâm nhập vào bên trong tử cung của bạn, tiết ra các dịch nhầy để tinh trùng và trứng gặp nha dễ dàng hơn.

- Tử cung: hỗ trợ quá trình lưu thông máu khi đang trong kỳ kinh nguyệt, là nơi tiếp nhận trứng đã được thụ tinh và nuôi dưỡng thai nhi khi đang trong bụng mẹ.

- Ống dẫn trứng: đây là một trong các cơ quan sinh dục nữ ngoài thực hiện chức năng hỗ trợ tối đa cho trứng và tinh trùng có thể gặp nhau.

- Buồng trứng: sản xuất ra trứng và cũng sản xuất ra các nội tiết tố ở nữ.

Tìm hiểu dị dạng các cơ quan sinh dục nữ

Tìm hiểu dị dạng các cơ quan sinh dục nữ

Dị dạng trong các cơ quan sinh dục nữ được hiểu là các cấu trúc bất thường của các bộ phận sinh dục. Thông thường nguyên nhân xảy ra đều được bắt đầu từ khi người mắc phải vẫn còn là bào thai. Dưới đây là một số các dị dạng các cơ quan sinh dục nữ.

Dính môi sinh dục: đây là hiện tượng một nửa hay toàn bộ mép của 2 môi nhỏ dính vào nhau, che đi âm đạo và gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục và các chức năng sinh sản cũng suy giảm.

Teo âm đạo: đây là bệnh bẩm sinh. Khi mắc phải bệnh này, cần phẫu thuật để mở đường âm đạo mới.

Không có âm đạo: khi người mắc phải dị dạng không có âm đạo sẽ rất khó khăn trong việc để máu kinh thoát ra bên ngoài. Cần được phẫu thuật để tạo hình âm đạo nếu mắc phải bệnh này để có thể quan hệ tình dục và sinh sản được. Điều đặc biệt là những người mắc phải dị dạng này phải sinh mổ chứ không thể sinh thường bằng âm đạo được.

Có 2 tử cung: dị dạng này còn gọi là tử cung đôi. Chức năng sinh sản vẫn diễn ra bình thường nếu 1 trong 2 tử cung này phát triển bình thường. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp tử cung bình thường khi mắc phải dị dạng này. Vì vậy, cần phát hiện sớm và đến các cơ quan y tế để được các chuyên gia đánh giá và đưa ra các phương án khắc phục kịp thời.

Không có buồng trứng: không có buồng trứng đồng nghĩa với việc không có khả năng sinh sản. 

Đây cũng là nội dung cuối cùng của bài viết liên quan đến các cơ quan sinh dục. Bạn đã “bỏ túi” cho mình được kiến thức nào chưa? Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ các bài viết tiếp theo của HKM TECH để có thể có được thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nhé!
 

Cảm ơn bạn đã đánh giá
5 Sao 1 Đánh giá