Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0989825495 0985656632

[Kiến thức] Hệ thống các cơ quan trong cơ thể

30/09/2022 - 05:39

Các cơ quan trong cơ thể đóng một vai trò cực kỳ lớn đối với sự tồn tại và phát triển bình thường của chúng ta. Vì thế, để có thể hiểu được những cơ quan và mục đích hoạt động của chúng, hãy theo dõi bài viết này của HKM TECH để có câu trả lời chính xác nhé!

Các hệ thống cơ quan trong cơ thể

Các hệ thống cơ quan trong cơ thể

Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều các cơ quan khác nhau. Các cơ quan trong cơ thể đó được chia làm nhiều hệ thống khác nhau nhằm mục đích dễ phân biệt và dễ khoanh vùng vì thông thường chúng sẽ được chia làm nhiều nhóm khác nhau sao cho các nhóm đó cùng nhau thực hiện các chức năng tương tự nhau.

Các nhóm đó bao gồm:

- Hệ tuần hoàn: Đây là một hệ thống tồn tại trong cơ thể với nhiệm vụ chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào trong khắp cơ thể để có thể nuôi dưỡng chúng và giúp chúng có đủ “sức khỏe” để hoạt động tốt hơn. Trong hệ tuần hoàn có một bộ phận hỗ trợ việc đẩy máu đi khắp cơ thể đó chính là tim.

Các bộ phận trong hệ tuần hoàn

Tim Phổi
Não Thận

 

- Hệ hô hấp: các cơ quan trong cơ thể nằm trong hệ hô hấp bao gồm mũi, phổi, thanh quản, phế quản. Ai trong chúng ta đều biết rằng để có thể tồn tại, con người cần phải hô hấp. Mỗi một tế bào trong cơ thể đều cần có oxy để hoạt động. Vì thế mà hệ hô hấp tồn tại và đảm nhận chức năng cung cấp khi oxy đến các cơ quan trong cơ thể và loại bỏ các khí thải làm ảnh hưởng đến những phần khác trong các cơ quan trong cơ thể. 

- Hệ tiêu hóa: thông qua quá trình phân hủy hóa học, hệ tiêu hóa sẽ giúp bạn chuyển hóa thức ăn bạn nạp vào thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hệ tiêu hóa bao gồm khá nhiều  “thành viên” là miệng, lưỡi, răng, thanh quản, cơ hoành, lá lách, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy, ruột non.

Các hệ thống cơ quan trong cơ thể

- Hệ thần kinh: não bộ, tủy sống và các dây thần kinh là các cơ quan trong cơ thể được sắp xếp vào hệ thần kinh của con người. Hệ thần kinh được phân công cho một nhiệm vụ khá quan trọng đó chính là “đầu não” điều khiển mọi hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể chúng ta sao cho chúng có thể thích nghi và thay đổi với sự thay đổi liên tục của môi trường sống cả bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, khi não bộ càng phát triển sẽ mang lại cho chúng ta những tư duy cực kỳ tốt, cực kỳ có lợi cho bạn trong các hoạt động ngoài xã hội.

- Hệ cơ: con người có 3 loại cơ bắp đó là cơ tim, cơ trơn và cơ xương. Vì sao gọi là cơ? Cơ được hiểu là một cơ quan cho phép bạn chuyển động thông qua sự co bóp. Cơ xương của chúng ta được tạo thành từ sự “hợp lực” của hàng ngàn sợi cơ hình trụ. Khi hệ cơ của bạn phát triển khỏe mạnh, bạn có thể hiện được các hoạt động lao động với nhiều sức hơn.

- Hệ bài tiết: có các hệ thống cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể thì chắc chắn phải có hệ thống thực hiện nhiệm vụ bài tiết tất cả những chất không cần thiết của cơ thể ra ngoài. Hệ thống bài tiết bao gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái thực hiện chức năng này. Hệ thống này sẽ giúp bạn duy trì cân bằng nước trong cơ thể bằng các loại bỏ các chất thải. 

>> Xem thêm: Cơ quan nội tạng cơ thể và những sự thật thú vị

Nhận diện các cơn đau qua vị trí các cơ quan trong cơ thể

Nhận diện các cơn đau qua vị trí các cơ quan trong cơ thể

Mỗi các cơ quan trong cơ thể đều sẽ có những nguyên nhân để chúng gặp trục trặc trong quá trình hoạt động của mình. Cùng tìm hiểu để nhận diện các cơn đau qua vị trí của các cơ quan trong cơ thể nhé!

- Đau bụng dưới bên trái: có vấn đề về ruột.

- Đau bụng dưới ở giữa: bàng quang và cơ quan sinh sản

- Đau bụng dưới bên phải: rất có thể bạn gặp các vấn đề với ruột thừa của mình.

- Đau bụng ở chính giữa: ruột non và ruột già đang gặp các vấn đề

- Đau bụng trên bên trái: thường thì các cơn đau ở vị trí này sẽ xuất phát từ dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày)

Các bệnh thường gặp trong các hệ thống cơ quan trong cơ thể

Các bệnh thường gặp trong các hệ thống cơ quan trong cơ thể

Không có căn bệnh nào là tất cả mọi người đều thường gặp hay sẽ chắc chắn là mọi người sẽ không bao giờ gặp cả. Tùy vào thể trạng về các cơ quan trong cơ thể mà các bạn sẽ gặp các vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, khi về già, đa số các bạn sẽ gặp một số căn bệnh như sau:

- Đột quỵ: căn bệnh rất phổ biến ở thời điểm hiện tại. Tỷ lệ mắc bệnh này ở người già lên đến 21,9% và chúng để lại những biến chứng và di chứng nặng nề cho người mắc phải. Để góp phần phòng chống đột quỵ, chúng ta nên khuyên người lớn trong nhà ăn uống và nghỉ ngơi theo chế độ khoa học, tăng cường vận động, tập thể dục và uống các loại thuốc bổ sung cần thiết.

- Tăng huyết áp: chế độ ăn uống nhiều mỡ, mặn hay do thành mạch bị xơ vữa nhiều khi tuổi càng ngày càng lớn, điều này dẫn đến lòng mạch hẹp và tăng huyết áp. Bệnh huyết áp tuy không phải là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,...

- Bệnh Parkinson: Người lớn từ khoảng 65 tuổi trở lên sẽ thường gặp các bệnh này. Bệnh này thông thường sẽ gặp phải các biểu hiện như run tay, vận động chậm chạp, trầm cảm, suy giảm trí nhớ,...Bệnh này được xem là bệnh đặc trưng ở người cao tuổi và chiếm tỷ lệ 2,1%.

Đây cũng là phần cuối cùng của bài viết về kiến thức liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của HKM TECH và hy vọng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ các bài viết tiếp theo của HKM TECH nhé!

Cảm ơn bạn đã đánh giá
0 Sao 0 Đánh giá