Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0989825495 0985656632

Mẹo lắp mạch điện đơn giản, đúng cách 

18/10/2022 - 22:53

Lắp mạch điện đơn giản là một kỹ thuật mà ai cũng cần trang bị cho bản thân. Tuy là một thao tác đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng kỹ thuật. Hãy cùng HKM TECH tìm phương pháp đúng để thực hiện được kỹ thuật này nhé!

Mạch điện là gì? 

lap-mach-dien-don-gian-hkmtech

Mạch điện được hiểu đơn giản là một tổ hợp kết nối tất cả các linh kiện điện tử cũng như phần tử điện lại với nhau và chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống dây dẫn. Về lý thuyết, việc lắp mạch điện đơn giản này sẽ biến nguồn điện trở thành một vòng kín tạo ra sự lưu thông cho dòng điện trong mạch, nhờ vào đó mà dòng điện này có thể được truyền tới một hay nhiều thiết bị điện đã được kết nối.

Mạch điện gồm những loại nào?

Dựa vào đặc điểm của hệ thống vận hành của mạch điện cũng như nhu cầu và mức độ đáp ứng mà người ta thường chia mạch điện ra làm 3 loại, cụ thể những loại đó là:

Các loại mạch điện

Mạch điện truyền dẫn năng lượng

Mạch điện công nghiệp

Mạch điện tử

Mạch điện truyền dẫn năng lượng 

Tính khả dụng hằng ngày cho sinh hoạt bình thường của loại mạch điện này thấp. Sau khi lắp mạch điện đơn giản cho loại mạch điện này, chúng chỉ thường được dùng trong hệ thống lưới điện quốc gia với hiệu năng truyền dẫn nguồn năng lượng lớn tới nhiều khu vực cách xa nhau, nhờ vào đó mà mở rộng phạm vi sử dụng điện.

Mạch điện công nghiệp

Loại mạch này phổ biến hơn loại mạch truyền dẫn năng lượng và thường được lắp đặt tại các nhà máy, nhà xưởng sản xuất, các công trình, cầu đường,... Và tại những địa điểm này với nhu cầu sử dụng điện lớn nên để đảm bảo được tính an toàn thì cấu trúc cũng như cách lắp đặt của loại mạch điện này cũng khắt khe hơn những loại khác rất nhiều. Ví dụ như lắp mạch điện đơn giản này để sử dụng tại khu công nghiệp Tân Thuận, trụ lạc tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Mạch điện tử

Đây là loại mạch được lắp mạch điện đơn giản và có ứng dụng vào đời sống của chúng ta nhiều nhất. Loại mạch này cấu trúc bao gồm những phần tử cùng linh kiện điện tử. Hầu hết các thiết bị điện tử từ máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm hay Tivi,... điều sử dụng loại mạch này để vận hành. Cách lắp đặt và điều chỉnh cũng dễ dàng hơn 2 loại mạch điện kia. Ví dụ như mạch điện được sử dụng trong các Tivi hay phức tạp hơn một chút thì có mạch điện lắp trong ô tô hay xe khách,...

>> Xem thêm: Danh mục thiết bị giáo dục chi tiết theo đúng quy định

Các linh kiện và phần tử cần thiết khi lắp mạch điện cơ bản 

lap-mach-dien-don-gian-hkmtech

Để có thể lắp đặt được một mạch điện cơ bản chúng ta cần có những linh kiện hay phần tử điện tử như sau: 

Nguồn điện áp (U)

Đây là phần tử chính tạo ra nguồn điện của một mạch điện khi tiến hành lắp mạch điện đơn giản vì nó sẽ sản sinh ra nguồn điện và truyền tải đến các thiết bị điện tử đang cần được vận hành. Thông thường điện áp được ký hiệu là U với độ lớn bằng tổng giá trị của các điện áp nhỏ trong mạch điện mắc nối tiếp hoặc bằng một giá trị U bất kỳ nào đó trong mạch nếu mạch được mắc song song. Đơn vị cho nguồn điện có thể là kV hoặc V.

Cuộn dây dẫn (W)

Trong quá trình lắp mạch điện đơn giản, bạn sẽ thấy đây là loại dây dẫn bên trong được cấu thành bởi các vật liệu dẫn điện như bạc (Ag), đồng (Cu), chì (Pb),... được bọc ngoài bởi một lớp cách điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Điện cảm (L)

Khi sử dụng cuộn dây dẫn (W) để dẫn truyền một dòng điện ký hiệu là i thì ta thấy sự tác động của dòng điện i sẽ tạo thành một dòng từ thông với giá trị biến thiên phụ liên tục và thuộc vào giá trị dòng điện i trong mạch. Dòng từ thông này được gọi là điện cảm (L) và đơn vị của nó là Henry (H).

Điện trở (R)

Đây là thiết bị được lắp mạch điện đơn giản với khả năng biến đổi điện năng thành một dạng năng lượng khác như là nhiệt năng ở nồi cơm điện hoặc quang năng ở bóng đèn huỳnh quang,… giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Hiện tại trên thị trường có hai loại điện trở là điện trở với giá trị không đổi và điện trở có giá trị biến thiên. 

Điện dung (C)

Ở bất kỳ một mạch điện nào, một khi có sự tác động của điện áp lên hai đầu của tụ điện lúc này cũng đồng thời tạo ra một lượng điện tích ký hiệu là q được tích lũy trên 2 bản tụ điện khi lắp mạch điện đơn giản. Theo đó thì giá trị của điện lượng q này cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động của điệp áp lên tụ điện.

Một số linh kiện điện khác

Ngoài ra tùy vào nhu cầu mà còn có thêm những linh kiện đi kèm như đèn pin, quạt, TV,...

Cách lắp mạch điện đơn giản, đúng cách

lap-mach-dien-don-gian-hkmtech

Bước 1: Thu thập đầy đủ vật liệu

Để tạo mạch điện đơn giản, đầu tiên bạn cần có một nguồn điện ( có thể là bất kỳ loại pin rời hay pin khối nào), hai dây dẫn có khả năng cách điện để đảm bảo an toàn, một bóng nhỏ và thêm một đế chịu đèn. Các loại vật liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng bán đồ điện, hỗ trợ cho việc lắp mạch điện được tốt hơn.

Những lưu ý cần nhớ:

  • Khi chọn mua bóng đèn cần hỏi hay tìm hiểu kỹ về mức điện năng mà đèn có thể vận hành tốt.

  • Để việc nối dây dẫn điện dễ dàng hơn thì chúng ta có thể mua thêm khung cố định Pin nếu lắp đặt nguồn điện từ 2 pin trở lên.

Bước 2: Bóc vỏ đầu dây điện

Để mạch có thể hoạt động tốt nhất thì dây điện cần lộ ra ngoài hoàn toàn.Vì lý do đó, bạn phải tách vỏ ở đầu dây dẫn. Sử dụng kìm tuốt lột lớp vỏ cách điện, khoảng 2,5 cm ở mỗi đầu. Nếu không có kìm tuốt, bạn hoàn toàn có thể dùng kéo nhưng phải thật cẩn thận cắt bỏ lớp bọc cách điện của dây để tránh ảnh hưởng đến lõi bên trong.

Bước 3: Lắp pin vào khung cố định

Tùy loại pin  và số lượng pin được sử dụng, có thể bạn không cần thực hiện bước này trong quy trình lắp mạch điện đơn giản. Nếu dùng nhiều pin rời, bạn sẽ cần khung cố định các pin. Bạn phải lắp pin nằm cạnh sát nhau, nhưng phải chú ý đặt đúng hướng chiều âm và dương của pin.

lap-mach-dien-don-gian-hkmtech

Bước 4: Nối dây với bộ nguồn

Dây dẫn sẽ truyền dòng điện từ nguồn (Pin) đến bóng đèn. Cách dễ nhất để nối dây khi lắp mạch điện đơn giản là sử dụng băng dính điện cố định. Tiếp tục, nối một đầu dây với một đầu pin và phải chắc chắn giữa dây và đầu kim loại của pin được tiếp xúc với nhau. Bạn sẽ làm tương tự với dây còn lại và đầu kia của pin.

Bước 5: Siết chặt đầu kia của dây vào ốc vít kim loại ở đế đèn. 

Lấy đoạn đã tách vỏ ở đầu mỗi dây và uốn thành dạng chữ U. Rồi vặn lỏng ốc vít ở đế đèn, sau đó luồn phần chữ U này quanh ốc vít. Mỗi dây điện sẽ được kết nối với một ốc vít. Siết ốc và đảm bảo rằng ruột kim loại của dây cũng đang tiếp xúc với ốc vít.

Bước 6: Kiểm tra mạch điện. 

Ở bước lắp mạch điện đơn giản này, bạn cần vặn chặt bóng đèn vào đế, trong trường hợp mạch được nối đúng cách thì bóng  đèn sẽ sáng.

Còn trong trường hợp bóng đèn không sáng, bạn cần kiểm tra để chắc rằng dây điện đã tiếp xúc với nguồn điện (pin) và đồng thời nó cũng được kết nối với phần kim loại của ốc vít.

Lưu ý cần nhớ: Bóng đèn có thể nóng lên một cách nhanh chóng. Do đó, bạn hãy thật cẩn thận khi tháo, lắp mạch điện đơn giản này nhé!

Việc lắp đặt một mạch điện tùy thuộc vào nhu cầu mà có cách lắp đặt cũng như mức độ phức tạp khác nhau, tuy nhiên đối với một mạch điện đơn giản chúng ta hoàn toàn có thể lắp đặt chúng tại nhà nhưng phải thật cẩn thận để lắp chúng theo một cách đúng nhất và an toàn nhất.

 

Cảm ơn bạn đã đánh giá
5 Sao 1 Đánh giá