Bạn có biết cấu tạo của cơ bắp được “tạo hóa” xây dựng như thế nào không? Cơ bắp được cấu tạo từ những loại cơ bắp và rất cầu kỳ để phục vụ cho việc di chuyển dễ dàng của con người. Hãy cùng HKM TECH khám phá các thông tin hữu ích thông qua bài viết này nhé!
Các loại hệ cơ bắp trong cấu tạo của cơ
Các loại cơ bắp trong cấu tạo của cơ |
Cơ vân |
Cơ trơn |
Cơ tim |
Tất cả các cơ đều được cấu tạo bằng một loại mô gọi là mô đàn hồi và mỗi mô sẽ có hàng nghìn, hàng vạn các sợi cơ nhỏ. Để có thể cung cấp đủ các năng lượng cho cơ bắp thì các tế bào cơ sẽ biến ATP thành năng lượng cơ học.
Cơ vân
Cơ vận là loại cơ bao phủ xương và tạo nên hình dáng cơ thể của chúng ta. Cơ vân là một phần cấu tạo của cơ có tác dụng giúp cho việc di chuyển của các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các chi trở nên dễ dàng hơn. Một điểm đặc biệt hơn là cơ vân chính là loại cơ duy nhất trong các loại cơ có thể được kiểm soát một cách có ý thức. Tất cả các chuyển động của chúng ta, kể cả di chuyển mắt, đầu, hay cau màu,...đều xảy ra khi cơ vân cơ lại. Cơ vân cũng tạo ra nhiệt khi chúng co lại và giải phóng ra. Hoạt động này có thể giúp duy trì được nhiệt độ ổn định của cơ thể.
Các cơ vân được chia làm hai loại là:
Cơ loại I: còn được gọi là cơ đỏ hay cơ giật chậm. Đây là loại có có thể co lại trong một thời gian dài mà không cần nỗ lực nhiều.
Cơ loại II: hay được gọi là cơ bắp co giật nhân. Nếu muốn cơ này co lại chúng ta cần phải dùng rất nhiều lực. Đây chính là loại cơ đóng vai trò quan trọng trong hầu hết sức mạnh cơ bắp của con người.
Cơ trơn
Là một phần trong cấu tạo của cơ, cơ trơn có nhiệm vụ hỗ trợ cho các chuyển động trong dạ dày, ruột, động mạch hay các cơ quan rỗng. Một chức năng khác của cơ trơn là chúng có thể giúp đẩy thức ăn về phía trước. Bạn biết không, đồng tử của bạn co hay giãn ra đều là những chuyển động phụ thuộc vào chuyển động của cơ trơn.
Cơ tim
Khi nghe đến cụm từ “cơ tim”, chắc bạn cũng đoán ra được cơ tim chỉ có ở trái tim của chúng ta mà thôi. Cơ tim hoạt động một cách tự động và liên tục để tạo ra các co bóp cho tim. Tuy hoạt động một cách tự động và khá ổn định nhưng nhịp tim của bạn sẽ thay đổi khi gặp các kích thích từ bên ngoài như khi bạn sợ hãi thì nhịp tim của bạn sẽ tăng lên. Cơ tim trong cấu tạo của cơ giúp tim có thể bơm máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể và giải phóng để trái tim có thể đổ đầy máu trở lại.
Phân loại các sợi cơ trong cấu tạo của cơ bắp
Trong cấu tạo của cơ bắp, người ta chia các sợi cơ cấu tạo nên cơ bắp thành các loại như sau:
Loại I: sợi cơ chậm bền (Slow Twitch): đây là sợi có khả năng co và duỗi cơ trong một khoảng thời gian khá dài, đủ để cho chúng ta thấy được độ bền của nó. Sợi cơ này có đặc tính bền bỉ nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các vận động viên đua xe đạp đạp trong nhiều giờ liền.
Loại II: sợi cơ nhanh khỏe (Fast Twitch): có bền thì sẽ không thể nào thiếu khỏe và nhanh để các cơ hoàn thiện được. Đây là sợi cơ không sử dụng khí oxy để làm nhiên liệu hoạt động nên chúng sẽ hoạt động hiệu quả trong thời gian nhắn với một lực cực nhanh và mạnh. Những ví dụ tiêu biểu của sợi cơ loại II này trong thực tế là những động viên cử tạ hoặc chạy nước rút ứng dụng sự hoạt động của loại cơ này rất nhiều.
Sợi cơ IIA: là sợi cơ trung gian giữa loại I và loại II. Đây là sợi cơ đại diện cho cả sức mạnh và sức bền trong cấu tạo của cơ.
Sợi cơ IIB: Đây là sợi cơ tiêu biểu cho sức mạnh và tốc độ khi nó sử dụng quá trình yếm khí để tạo ra năng lượng hoạt động. Sợi cơ này có màu trắng và đại diện cho sức mạnh của các cơ.
>> Tham khảo thêm: Phân loại các mô cơ và chức năng của mô cơ
Các bài tập hiệu quả cho cơ bắp
Hiểu rõ được cấu tạo của cơ, bạn sẽ có được những kiến thức để thiết kế các bài tập hiệu quả cho cơ bắp của bản thân. Dưới đây là một số bài tập hiệu quả cho cơ bắp, bao gồm:
- Hít đất: hay còn gọi là chống đẩy, là một động tác tuy rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao cho cơ thể. Động tác này có thể giúp cho toàn bộ cơ thể chuyển động nhịp nhàng và tạo ra được hiệu quả săn chắc cơ bắp.
- Squats: là động tác giúp bạn tăng được sức mạnh ở phần dưới của cơ thể cũng như tạo được sự linh hoạt ở phần lưng dưới và hông. Đây được mệnh danh là một trong những bài tập hiệu quả nhất trong việc đốt cháy năng lượng.
- Đẩy chân kết hợp với tập tạ: để các cơ trong cấu tạo của cơ phát triển hiệu quả, bạn nên tập luyện việc đẩy chân kết hợp với tập tạ để rèn luyện sự cân bằng của bạn. Đây là động tác đòi hỏi sự ổn định và sức mạnh của đôi chân và bạn cần lựa chọn quả tạ có trọng lượng vừa phải, phù hợp với cơ thể bạn để thực hiện được động tác này dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Gập bụng: là động tác thường hay xuất hiện trong những hoạt động thể chất. Các động tác khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong việc làm săn chắc cơ bụng.
Hy vọng sau bài viết này bạn có thể có được những kiến thức hữu ích cho bản thân về cấu tạo của cơ, từ đó đưa ra các phương pháp cải thiện cơ bắp hiệu quả cho bản thân nhé! Hãy ủng hộ các bài viết tiếp theo của HKM TECH nhé!