Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0989825495 0985656632

Phân loại các mô cơ và chức năng của mô cơ

30/09/2022 - 08:53

Bạn đã từng được nghe đến các mô cơ chưa? Mô cơ là một trong những bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể vì nó hỗ trợ thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau của cơ thể. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về các mô cơ, hãy theo dõi bài viết này cùng HKM TECH nhé!

Các loại mô và chức năng chính

Các loại mô và chức năng chính

Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều các mô nhưng chúng được chia ra làm 4 loại chính, đó là:

Các loại mô chính

Các mô biểu bì

Các mô cơ

Các mô liên kết

Các mô thần kinh

 

Mô biểu bì

Là loại mô gồm các tế bào xếp rất sát với nhau và được phủ bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, mô biểu bì còn có thể lót trong các cơ quan rỗng như hệ tiêu hóa hay dạ con,..Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết các chất thải. Chúng sẽ lấy đi những chất không tốt và trả lại các chất cần thiết cho bạn bằng cách tiết ra các chất có thể nuôi dưỡng được cơ thể.

Các mô cơ

Các mô cơ có thể được xem là một loại mô đặc biệt hơn các loại mô khác vì chúng có chức năng co giãn để tạo nên sự vận động của cơ thể. 

Các mô cơ được chia làm 3 loại đó là: 

Mô cơ vân: đây là mô cơ dưới sự kích thích của hệ thần kinh thì các sợi cơ sẽ co lại và phình to ra để làm cho cơ thể cử động.

Mô cơ trơn: đây là loại cơ cấu tạo nên thành mạch máu và các nội quan. Ngoài ra chúng còn là thành phần tạo nên chế độ cử động ngoài ý muốn của con người.

Mô cơ tim: tim cũng có cơ bởi vì nó cần phải co bóp để đưa máu lưu thông trên khắp cơ thể. Mô cơ tim cũng là một trong các mô cơ có cách hoạt động không đi theo ý muốn của con người.

Mô liên kết 

Mô liên kết 

Mô liên kết có mặt ở tất cả các loại mô, kể cả các mô cơ với nhiệm vụ tối thượng là liên kết các mô lại với nhau. Mô liên kết có 2 loại, đó là:

Mô liên kết đệm cơ học: gồm mô sợi, sụn và xương. Mô sợi trong các mô liên kết này có ở hầu hết các cơ quan với chức năng là đệm cơ học và đồng thời cũng chuyển dẫn các chất dinh dưỡng.

Mô liên kết dinh dưỡng: gồm máu và bạch huyết có chức năng chính là vận chuyển các chất dinh dưỡng đến những nơi cần thiết để nuôi dưỡng đầy đủ cho cơ thể.

Mô thần kinh

Bao gồm các tế bào thần kinh đệm và các nơ-ron thần kinh. Chức năng của các mô thần kinh này khác với các mô cơ, chúng tiếp nhận những kích thích từ môi trường bên ngoài, xử lý thông tin và điều hòa các hoạt động bên trong cơ thể sao cho chúng có thể thích nghi được với môi trường thay đổi từ bên ngoài.

>> Xem thêm: [Kiến thức] Hệ thống các cơ quan trong cơ thể

Điểm giống nhau và khác nhau của các loại mô cơ

Điểm giống nhau và khác nhau của các loại mô cơ

Chúng ta có tất cả 4 loại mô trên cơ thể với các chức năng không thực sự tương đồng nhau. Tuy nhiên, vẫn có tồn tại một số điểm giống nhau giữa các nhóm mô này.

Mô biểu bì và mô liên kết

Giống nhau: đều là tập hợp của các tế bào chuyên hóa và thực hiện chung chức năng là chuyển hóa các chất cần thiết cho cơ thể.

Khác nhau: 

Mô biểu bì được cấu thành từ các tế bào sắp xếp sít nhau trong mô với chức năng bảo vệ và che chở cho cơ thể cũng như các cơ quan trong cơ thể.

Mô liên kết thực hiện việc kết nối các cơ quan hay sẽ cấu thành các mô máu, mô mỡ, mô xương,...Các tế bào mô liên kết nằm rải rác và tách rời nhau. Mô liên kết cũng thực hiện chức năng là ổn định vị trí của các cơ quan hoặc chống đỡ cơ thể.

Mô thần kinh và các mô cơ

Giống nhau: được cấu thành từ các tế bào và đều là mô động vật. Cả mô thần kinh và các mô cơ đều được cấu thành từ các tế bào.

Khác nhau: mô cơ là mô động vật chuyên dùng để co lại và hỗ trợ các vận động của cơ thể còn mô thần kinh lại có tác dụng để chúng ta có thể giao tiếp được với xung quanh.

Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của các mô cơ

Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của các mô cơ

Chuyển động và các hoạt động cần dùng thể lực là thứ không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Vì thế mà các mô cơ cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, bạn cần biết những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để có thể có những bổ sung kịp thời, hỗ trợ cho việc phát triển toàn diện của các mô cơ.

- Canxi tốt cho xương: canxi là một trong những hoạt chất chính tạo ra xương, khi xương bị ảnh hưởng cũng sẽ làm cho quá trình vận động và phát triển của các mô cơ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể. Hãy chú trọng vào việc bổ sung canxi bằng nhiều cách khác nhau để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhé!

- Collagen và vitamin C tốt cho khớp: các nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra được rằng bổ sung collagen vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của khớp. Ngoài ra, vitamin C cũng là chất chống oxy hóa cần được bổ sung vào cơ thể.

- Protein tốt cho cơ bắp: được mệnh danh là một thành phần cực kỳ cần thiết cho tất cả các tế bào và các mô cơ trong cơ thể. Protein chiếm đến 20% trong các thành phần cấu tạo nên cơ bắp. Vì thế, để cơ thể có thể hình thành và duy trì được sự rắn chắc của cơ bắp, cần bổ sung đủ và đúng lượng protein cho cơ thể.

Để mọi loại cơ trên cơ thể đặc biệt là các mô cơ có thể phát triển tốt nhất, bạn nên nắm bắt được các thông tin có liên quan đến chúng, từ đó đúc kết ra các phương pháp phù hợp với thể trạng của bản thân. Hy vọng bạn vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ các bài viết tiếp theo của HKM TECH nhé!

Cảm ơn bạn đã đánh giá
5 Sao 1 Đánh giá