Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0989825495 0985656632

Những điều cần làm để có một hệ xương chắc khỏe?

02/10/2022 - 04:51

Các xương trong cơ thể là một trong những bộ phận quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể của con người. Nhiều người sẽ nghĩ rằng xương chỉ đơn thuần là một chất rất cứng. Nhưng thực ra, khung xương được cấu tạo từ các tế bào sống có khả năng phát triển, sửa chữa, và tương tác với các bộ phận khác của cơ thể.

Vậy nên làm gì để có hệ xương trong cơ thể chắc khoẻ nhất? Hãy cùng HKM Tech tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Xương trong cơ thể người là gì?

Xương trong cơ thể người là gì?

Bộ xương người là hệ thống trung tâm của cơ thể, bao gồm các xương, sụn, mô liên kết, gân và dây chằng. Hệ thống xương người trưởng thành có chứa khoảng 206 xương và hơn 300 xương ở trẻ em.

Các xương trong cơ thể ở cả nam và nữ sẽ có sự khác biệt nhất định. Với nam giới, xương thường có chiều dài và khối lượng cao hơn. Trong khi đó, hệ thống xương của nữ giới lại có xu hướng phát triển lớn hơn tại vùng xương chậu để phù hợp cho việc mang thai và sinh con cái. Vậy bộ xương người gồm mấy phần? 

Tính chất xương người cũng tương tự như xương ở một số loại động vật khác, bao gồm 2 phần chính được gọi là xương trục và xương phần phụ. Tùy thuộc vào hai bộ phận chính, cấu tạo của xương người sẽ được chia thành các phần như sau:

Axial skeleton – Bộ xương trục: Bao gồm xương móng, xương mặt và xương cột sống. 

The appendicular skeleton – Xương phần phụ: Xương ức, xương chi, xương chậu và xương bàn tay – bàn chân. 

Các bộ phận của xương trong cơ thể

Xương người là một mạng lưới bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và được phối hợp để di chuyển. Phần chính khung xương ở người trưởng thành gồm có 206 chiếc.

Các xương trong cơ thể được cấu tạo từ 3 lớp chính, cụ thể như:

Periosteum – Màng xương: Đây là một lớp màng cứng bao bọc ở bên ngoài xương, chúng có nhiệm vụ bảo vệ xương.

Compact bone – Xương đặc: Phần bên dưới màng xương là xương đặc, có màu trắng, cứng và nhẵn. Xương đặc giúp cung cấp, hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc xương.

Spongy bone – Xương xốp: Đây là lõi của xương, mềm hơn xương đặc và nằm ở trung tâm của xương. Xương xốp có nhiều lỗ rỗng nhỏ để chứa tủy. 

Phân loại về các xương trong cơ thể

Phân loại về các xương trong cơ thể

Một bộ xương được tạo thành từ nhiều xương khác nhau, mỗi loại lại có các hình dạng, chức năng, vị trí, chiều dài và trọng lượng khác nhau. Cách đơn giản nhất để phân loại xương là phân theo hình dạng của xương, bao gồm 5 loại:

Xương dài

Xương dài là xương ở các chi có chiều dài vượt trội hẳn so với chiều rộng. Vì xương dài chủ yếu ở chân và tay nên chúng có nhiệm vụ định hình, đồng thời giúp chân tay hoạt động dễ dàng. Mặc dù phần ngoài rất cứng, phần bên trong của xương lại khá xốp. Phần xương xốp chứa nhiều tủy xương vàng và tủy xương đỏ, đây là nơi sản xuất các tế bào máu.

Các xương dài bao gồm xương đùi, xương chày (xương ống chân) và xương mác ở chân, xương cánh tay, xương quay, xương trụ ở tay, xương bàn tay và bàn chân, các xương đốt ngón tay và ngón chân. Cấu tạo của một xương dài gồm một trục dài và hai đầu.

Xương ngắn

Xương ngắn là loại xương có chiều dài gần bằng chiều rộng, thường có hình khối giúp tạo nên các khớp xương. Điều thú vị là khi bạn lớn lên, kích thước của các xương ngắn sẽ không thay đổi nhiều như các xương dài. Cấu tạo của xương ngắn gồm một lớp vỏ ngoài cứng và bên trong phần lớn là xương xốp. Xương ngắn giữ chức năng hỗ trợ cơ thể chuyển động.

Xương ngắn được tìm thấy ở cổ tay, mắt cá chân, ngón tay, ngón chân.

Xương phẳng

Xương phẳng là những tấm xương cứng và phẳng. Chúng được tạo thành bởi hai lớp xương mỏng kẹp chính giữa một lớp xương xốp. Xương phẳng là nơi có số lượng tế bào hồng cầu được hình thành nhiều nhất.

Các loại xương phẳng bao gồm xương bả vai, xương ức, xương sọ và xương chậu.

Xương có hình dáng phức tạp

Những loại xương không nằm trong ba nhóm trên được gọi là xương đặc biệt, giữ chức năng chính bảo vệ hệ thần kinh, duy trì hình dáng đầu, gắn lưỡi với hàm v.v..

Các xương có hình dáng phức tạp điển hình là xương đốt sống và xương hàm dưới. Cột sống là nơi có rất nhiều loại xương có hình dáng phức tạp này, tổng cộng có 33 xương.

Xương vừng

Xương vừng thường được gắn với dây chằng hoặc cơ bắp. Những xương này hỗ trợ cho các dây chằng, đặc biệt là nơi dây chằng dễ bị ma sát, chẳng hạn như đầu gối, cổ tay. Chức năng chính của xương vừng là để bảo vệ các dây chằng.

Ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về xương. Hiểu rõ hơn về xương sẽ giúp bạn nắm vững cách để phòng tránh những cơn đau xương. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề về bàn chân vì bàn chân tốt cũng sẽ nâng đỡ khung xương chắc chắn hơn.

>>> Xem ngay: Mô hình xương người và quá trình phát triển

Chức năng của các xương trong cơ thể người

Khung xương trong cơ thể cũng giống như trụ cột trong căn nhà, bạn cần phải có một khung xương khỏe mạnh để hỗ trợ bảo vệ các cơ quan nội tạng và phần còn lại của cơ thể. Nếu không có xương, bạn sẽ không thể nào đứng lên được. Các xương của chi trên và dưới cùng với các cơ bắp sẽ kết hợp với nhau giúp bạn di chuyển và vận động.

Xương còn đóng vai trò như nơi tích trữ chất béo và những khoáng chất quan trọng để sử dụng khi cần. Có đến 97% lượng canxi của cơ thể được lưu trữ trong xương. Khi cơ thể cần, xương sẽ giải phóng các khoáng chất đưa vào máu để đi đến các cơ quan.

Xương giúp bảo vệ các cơ quan trọng trong cơ thể. Chúng tạo thành một lớp khung vững chắc bao bọc các cơ quan nội tạng. Xương đôi khi cũng cần thiết để giúp các cơ quan nội tạng hoạt động. Ví dụ, để thở được bạn cần phải dùng tới xương sườn, đồng thời khung xương sườn cũng đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ phổi và tim.

Xương cũng là nơi chứa tủy. Tủy đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu. Các tế bào gốc tạo ra hồng cầu và bạch cầu thường được tìm thấy chủ yếu ở tủy xương.

Những điều cần làm để có một hệ xương chắc khỏe?

Những điều cần làm để có một hệ xương chắc khỏe?

Một hệ xương chắc khoẻ là tiền đề giúp chất lượng cuộc sống của bạn được nâng cao và ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Độ cứng chắc của khung xương sẽ được phát triển tốt nhất trong suốt thời thơ ấu cho đến giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Theo tuổi tác, mật độ xương sẽ trở nên suy giảm dần. Khi đó, nguy cơ loãng xương sẽ tăng cao nếu không có biện pháp chăm sóc và bảo vệ xương ngay từ sớm.

Tình trạng loãng xương có thể khiến xương trở nên suy yếu, dễ gãy. Để duy trì mật độ xương và ngăn ngừa những vấn đề trên, bạn cần thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống dưới đây:

Bổ sung canxi: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương. Do đó, cách tốt nhất để cơ thể bạn hấp thụ canxi là bổ sung qua các thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm chứa nhiều canxi, bao gồm sữa chua, sữa, phô mai, các loại đậu, rau xanh lá, đậu nành, cá hồi, cá mòi, tôm,...

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K2 và D: Vitamin D và K2 đều là những chất giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn để xây dựng một hệ xương chắc khỏe. Những người bị thiếu hụt vitamin D và K2 thường có nguy cơ mất mật độ xương cao hơn so với người khác, từ đó dẫn đến bệnh loãng xương. Vì vậy, trong chế độ ăn uống của mình, bạn nên bổ sung đầy đủ 2 chất này qua các thực phẩm như natto, dưa bắp cải, phô mai, rau xanh.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3: Một số nghiên cứu cho biết, axit béo omega-3 có khả năng duy trì mật độ xương rất tốt. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu loại axit béo này trong chế độ dinh dưỡng của mình, bao gồm các loại hạt, cá thu hoặc cá hồi.

Duy trì cân nặng hợp lý: Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối được xem là điều cần thiết cho sức khoẻ của hệ xương người. Theo nghiên cứu, những người bị thiếu cân thường có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương, tuy nhiên thừa cân cũng có thể làm tăng thêm áp lực cho xương và các cơ quan khác. Bởi vậy, bạn nên duy trì cân nặng đều đặn (dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI) để đảm bảo khung xương luôn chắc khoẻ và dẻo dai.

Tránh hút thuốc lá và uống nhiều rượu: Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng rượu bia có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương dẫn đến gãy xương. Do đó, nhằm giúp tăng cường một hệ xương khỏe mạnh, bạn nên từ bỏ thuốc lá và chỉ uống bia rượu ở mức vừa phải, có chừng mực.

Cảm ơn bạn đã đánh giá
5 Sao 1 Đánh giá